8 thay đổi nhỏ giúp bạn trở nên tinh tế hơn
Những chi tiết nhỏ sau đây trong cuộc sống thường ngày sẽ quyết định tầm cao thành công của bạn. Làm được những điều này, bạn sẽ được đánh giá là người có tu dưỡng, có khí chất, có văn hóa, giáo dục.
Những chi tiết nhỏ sau đây trong cuộc sống thường ngày sẽ quyết định tầm cao thành công của bạn. Làm được những điều này, bạn sẽ được đánh giá là người có tu dưỡng, có khí chất, có văn hóa, giáo dục.
1 Thay đổi cách nói lời cảm ơn
Ai cũng ít nhiều nhận được sự giúp đỡ, động viên của người khác trong cuộc sống hàng ngày. Lúc này, thể hiện lòng biết ơn đã trở thành một cách giao tiếp không thể thiếu. Nhưng bạn có thực sự biết nói lời cảm ơn chân thành không?
Khi nhận được những món quà vật chất hay tinh thần từ người khác, chúng ta thường vội vàng nói "Cảm ơn", đôi khi vô thưởng vô phạt nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ giống như bạn tỏ ra chiếu lệ và thiếu chân thành.
Do đó, theo các chuyên gia tâm lý thì bạn nên hình thành một thói quen nhỏ: Đổi tất cả từ "Cảm ơn" thành "Cảm ơn bạn/anh/chị...". Đừng đánh giá thấp sự khác biệt giữa hai từ này! Nó có thể làm cho lòng tốt của bạn được truyền tải một cách chân thành, ấm áp và ấn tượng hơn.
Nếu bạn không tin, hãy thử xem sẽ biết ngay kết quả.
2 Khi tức giận hay bình thường đều nhất quán
Để xem một người có rộng lượng và cởi mở hay không phụ thuộc vào trạng thái khi nghèo khó của anh ta; để xem liệu một người có bình tĩnh và tinh tế hay không, phụ thuộc vào trạng thái tức giận của anh ta.
Một số người bình thường thì vui vẻ cười nói, cư xử có vẻ khá hợp lý và dễ chịu. Nhưng họ sẽ ngay lập tức trở mặt khi không đồng ý quan điểm với bạn; trong khi một số người đối mặt với những lời chế giễu và nhận xét ác ý, chỉ mỉm cười nhẹ và bỏ đi, không đấu tranh cho lợi ích hay mất mát của bản thân, không để tâm đến những lời trách móc.
Một người có giáo dục hay có văn hóa, học thức, thường thể hiện rõ bản chất của mình trong những tình huống như vậy. Con người ta dễ lộ bản chất khi nổi nóng, cáu giận.
Do đó, bạn càng gặp tiểu nhân, bạn càng phải thể hiện lòng độ lượng của mình. Mức độ trí tuệ cảm xúc của một người được bộc lộ trong trạng thái bất thường này. Vì vậy, mách bạn bí quyết nhỏ rằng, càng gặp khó khăn càng phải bình tĩnh. Lùi một bước thấy trời cao đất rộng, cái tình đi trước, cái lý đi sau.
3 Tôn trọng tất cả "những người nhỏ bé"
Có một cuộc khảo sát trên Internet: Hành vi nào của đối tác có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng về cô ấy/anh ấy? Một trong những câu trả lời phổ biến là: Nói lời cảm ơn với người phục vụ.
Thoạt nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng khi bạn nghĩ kỹ về nó, lại rất có lý. Những con người có khí chất, có văn hóa thực sự không phải là những người kiêu ngạo và tỏ vẻ như mình là người quan trọng nhất trên thế giới khi họ xuất hiện, mà là những người khiêm tốn, không kiêu ngạo, luôn có một trái tim bao dung và nhân ái.
Không có gì lạ khi một người duy trì sự khiêm tốn và tôn trọng người có địa vị và quyền lực cao hơn mình, nhưng liệu anh ta có duy trì đủ sự tôn trọng đối với "những người nhỏ bé, thường dân"? Bạn có lịch sự với nhân viên phục vụ không? Bạn có nhận một tờ rơi với lời cảm ơn không? Bạn có thể hiện sự khoan dung và độ lượng đối với những người có khuyết tật về thể chất không? Từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày này thường có thể thấy tính cách, khí chất của bạn là cao hay thấp.
4 Biết cách lắng nghe mà không bép xép, xía chuyện
Biết cách lắng nghe không chỉ là một kỹ năng cần được tu dưỡng, mà còn là một kỹ năng giao tiếp quan trọng của người có văn hóa. Nó cho phép bạn tập trung chính xác vào quan điểm của bên kia trong quá trình giao tiếp, nắm bắt tâm lý và mục đích của cuộc trò chuyện của bên kia, đồng thời đưa ra những phản hồi tiếp theo của bạn có mục tiêu và đúng đắn.
Nếu bạn nói mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương và người khác, bạn sẽ tiếp tục nói ngay khi vừa mở miệng, và ngay cả khi đến lượt người khác phát biểu ý kiến, bạn cũng không quên xen vào một vài câu. Những người như vậy thường rất đáng khinh.
Nếu bạn không muốn bị khinh bỉ, chê bai, coi thường, bạn nên biết giữ mồm miệng, phát ngôn đúng lúc.
5 Thấu hiểu, đặt mình vào người khác
Nguyên nhân sâu xa của nhiều mâu thuẫn giữa con người với nhau là do họ không hiểu được nhau, thiếu sự đồng cảm. Nếu bạn có thể thấu hiểu người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, đứng về phía đối phương, vừa xem xét những ham muốn ích kỷ của bản thân, vừa xem xét cảm xúc của người trước mặt, thì nhiều mâu thuẫn sẽ được giải quyết, và bạn sẽ dần trở thành một người khôn ngoan và rộng lượng trong mắt mọi người.
6 Tôn trọng cảm xúc người khác
Nhiều người có trí tuệ cảm xúc cao có một điểm chung, đó là họ luôn duy trì sự tôn trọng người khác và ngay cả với những người thân thiết nhất. Chúng ta thường bào chữa cho hành động của mình: Vì tôi với họ là người thân nên mới thẳng thắn như vậy.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự coi trọng họ như một phần của bản thân, và bạn thậm chí không tôn trọng chính mình, thì làm sao bạn có thể mong đợi người khác tôn trọng mình? Tôn trọng mọi người và cả người trong gia đình sẽ giúp bạn trở thành một người có học thức, có văn hóa.
7 Đối xử với con người như con người, không phải máy móc
Xã hội ngày nay quá thực dụng và luôn phải có mục đích. Nhiều người chú ý đến nghệ thuật giao tiếp hơn sự chân thành, và quá bị ám ảnh bởi các phương pháp và kỹ năng trao đổi mà quên đi rằng chúng ta cần sự chân thành trong mỗi lời nói.
Dù ở nơi làm việc hay trong cuộc sống hàng ngày, hãy giữ liên lạc với bạn bè và đừng liên lạc với họ chỉ khi có chuyện xảy ra, có việc mới tìm đến. Quan hệ với người khác muốn tốt đẹp thì cần phải duy trì đều đặn.
8 Cung cấp đầy đủ thông tin khi giao tiếp
Chi tiết cuối cùng mà mọi người cần chú ý đó là: Phải nói hết lời, dứt khoát và có đủ lý do. Điều mâu thuẫn nhất trong cuộc sống là gì? Đó là sự hiểu lầm. Sự hiểu lầm đến từ việc thiếu trao đổi thông tin một cách cần thiết, đầy đủ.
Nhiều khi, chỉ cần chúng ta kiên nhẫn hơn trong giao tiếp và trao đổi thông tin đầy đủ, thì mọi chuyện sẽ không phải là vấn đề lớn không thể giải quyết được.